6 BÍ QUYẾT nghiên cứu từ khóa chỉ với Google Keyword Planner (Mà hầu hết marketers không biết)

Những bí quyết giúp bạn tối ưu hóa quá trình nghiên cứu từ khóa của Google Keyword Planner mà không cần sử dụng đến tool trả phí.

Sau nhiều năm làm việc trong mảng seo website nói chung và Keyword Research nói chung, OMNIS nhận ra rằng có rất nhiều người kể cả những tay lão luyện trong thị trường Marketing đánh giá tool Google Keyword Planner là phần mềm dành cho “amatuer” mới bắt đầu.

Không thể phủ nhận quan điểm này của họ vì một số giới hạn của keyword tool miễn phí. Nhưng sau nhiều thời gian tổng hợp, OMNIS sẽ chỉ ra cho bạn những thiếu sót của Google Keyword Planner và 6 tips tricks để bạn sở hữu những tính năng như các phần mềm trả phí khác. Bài này sẽ sử dụng nhiều thuật ngữ về nghiên cứu keyword, nếu bạn là người mới và cần hiểu về kiến thức cơ bản hay đọc trước bài viết : “Nghiên cứu Keyword cho Social Media Marketing

  1. Mở khóa lưu lượng tìm kiếm CHÍNH XÁC

Chắc hẳn ai cũng thấy khó chịu khi Google chỉ miễn cưỡng hiển thị lượng tìm kiếm một từ khóa khi sử dụng keywordtool này. Đó là lý do tại sao nhiều SEOs không còn sử dụng công cụ này nữa.

Ví dụ: nhìn vào hai từ khóa này, cả hai đều có phạm vi khối lượng tìm kiếm là 10K-100K:

Nhưng nếu kiểm tra hai từ khóa này trong một tool khác như Ahrefs Keywords Explorer, chúng ta sẽ thấy rằng trong thực tế, một từ khóa này có nhiều tìm kiếm hơn từ khóa còn lại rất nhiều.

 

Vì vậy, đây là hai cách bạn có thể sử dụng để có được một số con số chính xác miễn phí.

Phương pháp # 1: Nhìn vào số lần hiển thị ước tính max. CPC

Bắt đầu bằng cách thêm một số từ khóa vào kế hoạch google ads của bạn. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nhập thủ công danh sách từ khóa vào công cụ “Get search volumes and metrics”. Chỉ cần đảm bảo chọn tùy chọn “exact match”.

Chuyển đến giao diện Keyword. Bạn sẽ thấy một hộp ở trên cùng trông giống như thế này:

Nhấn thả xuống và đảm bảo max. CPC được đặt càng cao càng tốt. Bạn có thể làm điều này bằng cách nhấp vào phía bên phải của biểu đồ, như vậy:

Bây giờ hãy chú ý đến cột Impressions. Điều này cho bạn biết số lần hiển thị ước tính mà quảng cáo của bạn sẽ đạt được trong suốt tháng tới nếu bạn chạy ad cho những từ khóa cụ thể đó.

Bây giờ sử dụng lại Ahrefs Keywords Explorer để xem kiểm tra những con số này.

 

Tương đối giống nhau nhỉ

Phương pháp # 2. Cài đặt Keyword everywhere 

Keywords Everywhere là tiện ích add-ons miễn phí của Chrome có thêm khối lượng tìm kiếm và CPC cho các trang web bạn đã sử dụng: Google, YouTube, Amazon, v.v.

Nhưng ở đây, có một tips mà rất ít người biết: tool này cũng cung cấp khối lượng tìm kiếm của Google Keyword Planner:

Chỉ với 2 cách đơn giản, bạn đã sở hữu được tính năng hiện rõ lưu lượng tìm kiếm từ khóa mà chỉ khi trả phí bạn mới sở hữu được.

  1.  Xem nhiều hơn 10 ý tưởng từ khóa MỘT LÚC  

Hãy điều gì xảy ra nếu bạn cố gắng thêm hơn mười seed keyword trong Google Keyword Planner:

Rõ ràng khi làm seo website bạn có nhiều hơn rất nhiều so với chỉ 10 từ khóa hạt giống. Đừng lo, OMNIS có một bí quyết để xem được nhiều hơn, cùng xem nhé. Bắt đầu với việc nhập một seed keyword. Sau đó, thêm chúng vào kế hoạch chạy ads của bạn bằng cách nhấn vào checkbox ở đầu danh sách, chọn “select all” và nhấn add vào kế hoạch.

Hãy thử với 743 suggestions dựa trên từ khóa SEO:

Và sau đó lặp lại cho các suggestions dựa trên mười từ khóa khác (tổng cộng mười một từ khóa hạt giống).

Bây giờ, nếu chúng ta đi đến tab Historical Metrics tab ở phần Keywords, chúng ta sẽ thấy TẤT CẢ các từ khóa chúng ta vừa thêm. Và google đã tự động lọc nên không hề có từ khóa lặp lại.

Những keywords này được mặc định hiển thị theo thứ tự bảng chữ cái. Nhưng bạn có thể set hiển thị theo volume, mức độ cạnh tranh, hay bất kì chỉ số nào bạn thích.

  1.  “Ăn cắp” ý tưởng từ khóa từ đối thủ cạnh tranh của bạn

Đối thủ cạnh tranh luôn là nguồn dữ liệu lý tưởng cho chúng ta có thể tham khảo để vượt qua khi chạy google ads. Dựa vào tính năng Google tạo đề xuất từ khóa từ một URL của Keyword Planner, bạn có thể theo dõi các đối thủ cạnh tranh và học hỏi từ các từ khóa của họ. Chỉ cần lấy một trong số các URL của họ, dán nó vào và chọn “Entire site”

Nếu bạn thấy rất nhiều từ khóa dính đến tên của đối thủ, hãy sử dụng bộ lọc để loại trừ chúng.

Filter > keyword text > brand name

Bạn có thể áp dụng cho nhiều đối thủ cạnh tranh và tìm thấy những keyword thực sự giá trị họ đã sử dụng.

  1.  Tìm những câu hỏi mà mọi người đang quan tâm 

Phải nói việc biết những câu hỏi mà người dùng của bạn đang quan tâm siêu hữu ích cho việc xây dựng content và chạy google ads. Đây có lẽ là lý do tại sao các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí như cực kì phổ biến.

Nhưng bạn không cần phải sử dụng một công cụ riêng cho việc này. Với một chút bí quyết, bạn có thể làm điều này trong Keyword Planner. Hãy bắt đầu với một từ khóa hạt giống và hậu tố 5W1H

Filter > Keyword text > contains > enter one of the following: who, what, why, when, where, how.

 

Kết quả: 211 đề nghị loại câu hỏi.

Sử dụng từ khóa hạt giống khác và lặp lại quy trình này sẽ giúp bạn xây dựng một danh sách KHỔNG LỒ các truy vấn dựa trên chủ đề của bạn.

  1.  Tìm các từ khóa sinh lời bằng cách xem giá thầu đề xuất 

Đề xuất từ ​​khóa đều đưa ra những từ khóa cực kì hợp lí và đa dạng, nhưng làm thế nào bạn biết cái nào có giá trị cho doanh nghiệp? Đương nhiên bạn có thể sàng lọc tất cả chúng bằng tay nhưng điều này cực kì tốn thời gian và không đúng với tiêu chí “nhanh, gọn, hiệu quả” khi làm digital marketing chút nào cả. Đặc biệt nếu bạn có hàng trăm hoặc hàng ngàn ý tưởng từ khóa.

Đề nghị của OMNIS ? Bạn hãy thử sử dụng cột Top of page bid (high range). Sơ qua về định nghĩa: Top of page bid (high range) là lịch sử chi trả cao nhất của một hay nhiều nhà quảng cáo cho từ khóa đó. CPC trung bình của từ khóa có thể thay đổi dựa trên mức cao nhất và thấp nhất.

Vậy thì có liên quan gì đến việc sàng lọc từ khóa? Đơn giản, nếu mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền cho từ khóa này, tức là nó phải đem lại giá trị. Và nếu nó chuyển đổi lượng traffic của Google thành doanh số hoặc khách hàng tiềm năng, thì tại sao chúng ta lại không sử dụng nhỉ.

Để sắp xếp theo cột này, chỉ cần nhấp vào tiêu đề cột. Hãy chắc chắn rằng nó sắp xếp từ cao xuống thấp theo cách đó, các từ khóa sinh lợi nhất sẽ hiển thị lên hàng đầu. Chỉ cần bạn thử vài lần sẽ ngay lập tức tiết lộ các từ khóa với mục đích thương mại hàng đầu thôi.

  1. Xem lượng tìm kiếm từ khóa cho từng khu vực, ngay cả cấp độ THÀNH PHỐ - hay trên từng thiết bị 

Hầu hết các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hay kể cả là trả phí không có khả năng cho bạn biết có bao nhiêu người tìm kiếm một thuật ngữ ở các vùng, thành phố cụ thể. Họ chỉ hiển thị khối lượng tìm kiếm cho cả nước. Lượng data như vậy là hơi vô dụng khi nói đến SEO từng khu vực nhỏ.

Giả sử như keyword của các bạn là sửa điện. Sử dụng tip số 1 tìm kiếm số lần hiển thị, chúng ta có thể thấy rằng thuật ngữ “sửa điện” sẽ nhận được khoảng ~ 56K lượt hiển thị trong 30 ngày tới.

 

Nhưng rõ ràng, thợ sửa điện không thể sửa hết mọi nhà trong cả nước được và cũng rất ít công ty có đủ quy mô làm việc này. Điểm đặc biệt về Google Keyword Planner là bạn thực sự có thể thấy số lần hiển thị ước tính cho các khu vực được cụ thể hóa hơn nhiều. Ngay cả đối với các thành phố cụ thể.

Chỉ cần nhập một vị trí vào bộ lọc vị trí ở trên cùng. Hãy thử nó với TPHCM đi .

 

Bây giờ chúng ta thấy rằng số người cần sửa điện rơi vào khoảng ~ 20 nghìn lần hiển thị hàng tháng. Có vẻ cụ thể và hiệu quả hơn rồi nhỉ.

Đây không chỉ hữu ích cho các doanh nghiệp địa phương. Bạn cũng có thể sử dụng nó để tìm hiểu những nơi nào tìm kiếm từ khóa đó nhiều nhất.

Ví dụ: từ khóa bây giờ là “omnichannel”

Bây giờ, hãy đi tới Plan overview, chọn all location. Bạn sẽ thấy một danh sách các quốc gia hàng đầu nơi từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất.

Bạn có thể bất ngờ rằng thuật ngữ omnichannel lại cực kì phổ biến ở brazil so với toàn phần còn lại của thế giới. Nhưng bạn có thể đi sâu hơn nữa, bây giờ location OMNIS chọn sẽ là Hà Nội và Sài Gòn.

Các bạn có thể nhận thấy từ khóa Omnichannel phổ biến ở TP.HCM hơn so với Hà Nội với lần lượt là 56% và 44%. Ngoài ra chúng ta còn có thể check được những keyword trên phổ biến ở trên thiết bị nào thông qua cột Devices bên trái.

Kết luận

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của Google Keyword Planner trong việc keyword research. Với một chút mày mò nghiên cứu, ta có thể khai thác hầu hết các tính năng vượt trội của keywordtool này so với các keyword tool khác trên thị trường. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại khá nhiều điểm yếu vẫn cần quan tâm như chỉ giới hạn ở Google, volumes truy cập chưa chính xác hoàn toàn. 

Tags: OMNIS, google keyword planner, keyword everywhere, từ khóa sinh lợi, từ khóa, nghiên cứu từ khóa.

  

 


 

Tin liên quan

Nghiên cứu keyword cho social media marketing! Tại sao không? (p2)

Nghiên cứu keyword cho social media marketing! Tại sao không? (p2)

Phần 2 OMNIS sẽ tập trung khai thác việc tối ưu hóa keyword research trên 4 nền tảng Instagram, twitter, Youtube và Pinterest. ...
Nghiên cứu keyword cho social media marketing! Tại sao không? (P1)

Nghiên cứu keyword cho social media marketing! Tại sao không? (P1)

Chắc hẳn các marketers sừng sỏ trong ngành đã quá quen với khái niệm keyword cho những bài viết chuẩn SEO cho website và không ...
Tracking event là gì? Các loại event và cấu trúc của nó trong Google Analytics

Tracking event là gì? Các loại event và cấu trúc của nó trong Google Analytics

Hiện nay nhu cầu của người dùng ngày càng phức tạp và qua những quá trình rất phức tạp. Các doanh nghiệp đã không còn ...
HOTLINE:
Zalo