Tracking event là gì? Các loại event và cấu trúc của nó trong Google Analytics

Hiện nay nhu cầu của người dùng ngày càng phức tạp và qua những quá trình rất phức tạp. Các doanh nghiệp đã không còn đơn giản để hiểu khách hàng tiềm năng của mình muốn gì nữa. Vì vậy họ đã đầu tư hơn vào các công cụ để theo dõi hành vi khách hàng. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất hiện nay chính là Tracking event của Google Analytics, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tracking event và đặc điểm của nó như thế nào nhé!
  1. Tracking event là gì?

Event Tracking là một trong các sự kiện dùng để tương tác với khách hàng trong Google Analytics. Nó có chức năng phân tích và theo dõi hành vi người sử dụng. Đây là một công cụ được đánh giá là khá mạnh để hiểu được hành động người trên trang web của bạn như thế nào và có các biện pháp cải thiện kịp thời, hiệu quả.

Hiểu đúng về Tracking Event trong Google Analytics

Hiểu đúng về Tracking Event trong Google Analytics

 

Trong Google Analytics có khá nhiều loại sự kiện khác nhau, dưới đây, OMNIS xin thông tin đến một những sự kiện nổi bật:

  • Mouse Event là một loại event mà người dùng tương tác với con chuột, tức là thiết bị trỏ. Hành động này được đo lường khi chúng ta thực hiện các thao tác như di chuyển chuột, nhấp vào chuột, nhấp double vào chuột,... để địnhhướng trang theo ý muốn người sử dụng. Hành động này sẽ được ghi nhận lại.
  • Keyboard Event: tương tự như mouse Event, các thao tác của người dùng cũng sẽ được ghi nhận lại nhưng lần này là với bàn phím của bạn. Khi bạn thao tác với bàn phím để chọn, di chuyển hay nhấn phím sẽ được Google ghi lại và phân tích hành vi sử dụng.
  • Frame Event: Được dùng để ghi lại thao tác của người dùng với những tương tác khung trong bài viết.
  • Form Event : Được dùng để đo lường lại thao tác thực hiện của bạn dựa trên các mẫu trên website. Từ đó thu thập các thông tin mà bạn cung cấp trên form cũng như là những loại thông tin nào bạn chấp nhận điền form.

 

Dựa vào những phân loại event ở trên, người sử dụng sẽ có 2 danh mục để thực hiện các mục tiêu khác nhau:

  • Những loại event dẫn đến xem trang website: khi nhấp vào một liên kết nội bộ trên trang web. Các loại event này giúp kéo lượt traffic về cho trang chủ của chúng ta cao hơn. Từ đó lấy được sự tin tưởng của Google cũng như dẫn dắt người xem đến nội dung mà họ muốn tìm kiếm các thông tin và đáp ứng nhu cầu của họ đang quan tâm
  • Những loại event không dẫn đến xem trang website: việc này xảy ra khi các link liên kết của bạn không dẫn đến website chủ, mà dẫn đến những liên kết bên ngoài, hoặc đó là xem video hoặc một nút nhấn đặc biệt nào khác. Nhờ vào đây, chúng ta có thể xem được quá trình truy vấn thông tin của họ, nhu cầu và mục đích của khách hàng là gì? Từ đó, chúng ta đánh giá, xem xét và phân tích hành vi của họ. Đưa ra những chính sách và cải tiến lại sản phẩm dịch vụ để đáp ứng hành vi của họ.

Hình ảnh sử dụng tracking event để theo dõi hành vi khách hàng

Hình ảnh sử dụng tracking event để theo dõi hành vi khách hàng

  1. Vậy chúng ta nên sử dụng Tracking Event khi nào thì hợp lý để tối ưu chúng?

Đó là khi bạn có nhu cầu theo dõi hành vi khách hàng nhằm mục đích nào đó cho doanh nghiệp. Ví dụ, OMNIS là một công ty cung cấp website cho các doanh nghiệp, chúng tôi sẽ theo dõi hành vi của người dùng để xem xu hướng tìm kiếm mẫu web với giao diện và chức năng như thế nào thì được người dùng đón nhận, đồng thời cũng nghiên cứu những khó khăn mà khách hàng gặp phải trong quá trình tìm kiếm và sử dụng để nghiên cứu và đề ra các biện pháp giải quyết, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng website phục vụ khách hàng. Tuy nhiên sử dụng event tracking không thể được xem là tương đương với một trang đang được xem.

Tracking event cho phép chúng ta đo lường được các chỉ số thật chứ không phải những con số ảo hiển thị trên website. Ví dụ Tracking event cho chúng ta biết cụ thể các tài khoản vào website của chúng ta bao lâu, tỷ lệ thoát là bao lâu chứ không phải là mỗi lần vô thoát ra liền cũng được tính là 1 lần view. Như vậy sẽ không phản ánh chính xác và đo lường hiệu quả. Cụ thể tracking event sẽ đo lường số lượt xem video, thời gian trung bình xem video, thời gian xem video nhiều nhất, có nhấp vào dừng hay phát không, số lần đăng xuất và đăng nhập tài khoản, có chia sẻ bài viết ra bên ngoài các ứng dụng khác không,...

Những thông số trên giúp chúng ta đo lường và theo dõi hành vi khách hàng một cách chính xác và chi tiết nhất. Đồng thời, nó giúp chúng ta ghi nhận được thông tin nào được khách hàng quan tâm nhiều nhất, thông tin nào ít được quan tâm nhất để điều chỉnh cho phù hợp. Bỏ túi ngay những thông tin này chắc chắn không làm bạn thất vọng nhé!

  1. Cách đặt tên cho Event Tracking
  1. Sử dụng tên mô tả cho danh mục event hợp lý để khi nhìn vào tên là biết mục đích và thể loại cận thu thập dữ liệu.
  2. Sử dụng tên phải thống nhất cho các loại event để thuận tiện cho các thao tác và giúp robot dễ hiểu.
  3. Xác định trước các phần tử của trang web (như video, tiện ích, hình ảnh, liên kết ngoài v.v.) và loại sự kiện bạn muốn theo dõi trên trang.
  4. Tạo một hệ thống phân loại các event category, event action, và event label có thể mở rộng. Và bạn không cần phải thay đổi tên của event category, event action và event label để giữ dữ liệu của nhiều loại event khác nhau.
  5. Sử dụng bảng tính để đặt tên và tóm gọn lại giúp bạn dễ nhớ và dễ phân biệt các loại event tracking.

Thông qua bài viết trên của OMNIS các bạn đã hiểu được phần nào về Tracking event phải không ạ. Hãy ghi nhớ lại một lần nữa về cấu trúc, mục đích sử dụng của tracking event để có thể sử dụng nó cho phù hợp với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cũng đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi để kịp thời hỗ trợ bạn nhé!

Tham khảo thêm tại: https://omnis.vn/bai-viet/ca-thang-tu-uu-dai-that-voi-website-ban-hang-gia-sieu-re-chi-3-ngay-duy-nhat

 

Hãy đăng ký liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ
Đăng ký tham gia ngay!

Tin liên quan

6 BÍ QUYẾT nghiên cứu từ khóa chỉ với Google Keyword Planner (Mà hầu hết marketers không biết)

6 BÍ QUYẾT nghiên cứu từ khóa chỉ với Google Keyword Planner (Mà hầu hết marketers không biết)

Những bí quyết giúp bạn tối ưu hóa quá trình nghiên cứu từ khóa của Google Keyword Planner mà không cần sử dụng đến tool ...
4 điểm khác nhau của thiết kế website chuẩn SEO với trang thông thường

4 điểm khác nhau của thiết kế website chuẩn SEO với trang thông thường

Thiết kế website chuẩn SEO và thiết kế website thông thường đều tạo cho doanh nghiệp một địa chỉ trên mạng internet để tiếp cận ...

Đăng ký tham gia

Đăng ký tham gia

Zalo