Nghiên cứu keyword cho social media marketing! Tại sao không? (P1)
Nói sơ qua về công cụ tìm kiếm, rõ ràng nền tảng của marketing trên công cụ này được xây dựng trên các từ khóa - các keywords. Những chuyên gia về search engine biết rằng rất rõ rằng việc nghiên cứu chuyên sâu, phân tích xu hướng từ khóa cực kì thiết yếu để đạt được traffic hiệu quả cho quảng cáo bất kể là trả tiền hay tự nhiên. Nhưng những nghiên cứu gần nhất đã chỉ ra rằng việc tiến hành và nghiên cứu keyword cũng cực kì hiệu quả cho marketing các trang mạng xã hội.
Cho dù khách hàng mục tiêu của bạn đang hoạt động trên Facebook, Instagram hay Twitter,... nỗ lực marketing của bạn nên bắt đầu bằng việc xác định “social media keyword” nào mà họ đang thường xuyên sử dụng. Việc phân tích từ khóa các trang mạng xã hội cho phép bạn khám phá nhu cầu và mong muốn của cộng đồng khách hàng của bạn, đóng góp không nhỏ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh doanh nghiệp. Ví dụ:
-
Theo dõi các chủ đề phổ biến và xu hướng trên Facebook và các mạng xã hội khác
-
Xác định tần suất tìm kiếm từ khoá
-
Đo lường sự quan tâm của thị trường đối với sản phẩm hoặc dịch vụ
-
Xác định nhu cầu của khách khi sử dụng từ khóa
-
Hiểu rõ hơn về nhu cầu của người dùng
-
Khám phá các thông tin liên quan
Hình 1: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu hơn về hành vi khách hàng
Bằng cách nghiên cứu và xác định các từ khóa này, bạn sẽ hình dung được bức tranh rõ ràng về cách xây dựng và truyền đạt thông điệp của bạn một cách hiệu quả. Áp dụng mức độ hiểu biết từ khóa này cho tất cả các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội của bạn (từ content video, tag hình ảnh, đến các tweet được xác định trước) đem lại lợi ích tối đa với chi phí hợp lý.
Nhưng, không phải tất cả các nghiên cứu keyword đều giống nhau sao?
Nhiều nhà tiếp thị tin rằng nghiên cứu từ khóa là một quá trình “một mũi tên trúng 2 con nhạn”. Họ cho rằng cùng một dữ liệu từ khóa áp dụng cho google adword hoặc tối ưu hóa search engine sẽ đem về hiệu quả tương tự cho chiến lược social media của họ. Nếu điều này thực sự hiệu quả thì đã chả có mảng Facebook ads và Google ads riêng biệt. Một số khác biệt có thể kể tới như:
-
Những truy vấn không đồng nhất: Các truy vấn phổ biến nhất trong Google không phải là các truy vấn phổ biến nhất trong YouTube. Lấy ví dụ: truy vấn "YouTube", rất phổ biến trong Google mặc dù không phổ biến trên YouTube, nơi các truy vấn Nghệ thuật và Giải trí (như tìm MV bài hát, clip hài) chi phối các tìm kiếm của người dùng.
-
Sự khác biệt về hành vi giữa các nền tảng: Không chỉ các loại truy vấn và hành vi người dùng khác nhau giữa Google và các trang truyền thông xã hội, mà còn có sự khác biệt lớn giữa nền tảng xã hội này với nền tảng xã hội khác. Ví dụ: người dùng Instagram sẽ có xu hướng chuyên sâu về hình ảnh hơn trong khi Facebook dựa khá lớn vào nội dung status, caption.
-
Thắc mắc vs Kết nối: Người dùng search engine rõ ràng đang tìm kiếm một câu trả lời cho câu hỏi hoặc nhu cầu chưa được đáp ứng, trong khi người dùng social media mong muốn tham gia vào cuộc trò chuyện, chia sẻ ý tưởng và tương tác với nhau. Vì vậy, mỗi data keyword của mỗi nền tảng cần rạch ròi để tránh hiểu sai hoàn toàn ý định và mong đợi của người dùng.
Nhận thấy sự khác biệt về hành vi của người dùng giữa mục tiêu tìm kiếm và kết nối cũng như giữa các nền tảng, OMNIS thấy tầm quan trọng của việc thực hiện nghiên cứu keyword cụ thể đối từng trang mạng xã hội và các để tối ưu hoá các nghiên cứu này.
Hình 2: Keywords research không chỉ dành cho Google Adwords
Cùng OMNIS tham khảo cách thực hiện nghiên cứu keyword cho năm trong số các trang mạng xã hội phổ biến nhất:
-
Facebook
-
Twitter
-
Instagram
-
YouTube
-
Pinterest
1. Nghiên cứu keyword cho marketing online facebook
Là mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook sở hữu một vị trí độc đáo trong hệ sinh thái keyword. Với lượng data người dùng lên đến hơn 2 tỷ active users, Facebook hiện là nhà cung cấp lượng người dùng khổng lồ với đa lĩnh vực, tuổi tác, ngành nghề, sở thích,... biến nó thành nền tảng cực kì lý tưởng cho các nhà quảng cáo PPC ( Pay Per Click), nhà phát triển content và hàng triệu thương hiệu nuôi hy vọng sẽ mở rộng phạm vi thị phần của họ thông qua quảng cáo trên mạng xã hội . Đồng thời đó hàng ngàn khóa học facebook ads ra đời.
Hình 3: Định vị mục tiêu của Facebook cực kì sâu và phức tạp
Một trong những thế mạnh lớn nhất của Facebook là các tùy chọn target mục tiêu cực kỳ chi tiết và phức tạp. Marketers trên Facebook có thể xác định đối tượng tiềm năng của họ dựa trên hàng trăm tiêu chí khác nhau từ dữ liệu nhân khẩu học, mô hình hành vi, sở thích trực tuyến, cũng kết hợp bất kỳ dữ liệu nào có sẵn.
Tiến hành phân tích từ khóa cho Facebook là cực kỳ quan trọng. Do cho đến hiện tại, Facebook không cung cấp tính năng nhắm mục tiêu theo cấp độ từ khóa, cũng như bất kỳ công cụ nghiên cứu từ khóa tích hợp nào. Hãy tưởng tượng đến lượng data khách hàng khổng lồ đến từ keyword mà chỉ có mình doanh nghiệp bạn có sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh trong cách quảng cáo trên facebook như thế nào.
Hình 4: Ví dụ từ khóa cho Facebook theo nhân khẩu học
Facebook cung cấp định vị mục tiêu cực kỳ chi tiết dựa trên hàng trăm thông số, bao gồm dữ liệu nhân khẩu học, các sự kiện trong cuộc sống như có con hoặc kết hôn, sở thích và sở thích cụ thể, cũng như các lĩnh vực quan tâm hàng đầu. Các điểm dữ liệu dựa trên sở thích và nhân khẩu học chính là bước đầu tiên trong nghiên cứu từ khóa của bạn trên nền tảng Facebook. Ví dụ: Hình trên là những keyword biểu thị nhân khẩu học của nhóm khách hàng gồm các bà mẹ có gia đình và quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Tệp khách hàng này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm bổ sung như vitamin, nhân sâm,...
Tại thời điểm này, nền tảng Facebook đang cho thấy sự tương quan chặt chẽ giữa định vị sở thích khách hàng và những keywords thương mại. Do đó việc thực hiện keyword research cho Facebook là tương đối quan trọng cho dù bạn là chạy quảng cáo, SEO hay viết content.
>>> Bạn muốn tìm hiểu các nền tảng khác? Đọc phần 2 tại đây: Nghiên cứu keyword cho mạng xã hội! Tại sao không? (p2)