WEBSITE BÁN HÀNG LÀ GÌ? HIỂU THẾ NÀO LÀ CHUẨN XÁC NHẤT.

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, sự phát triển của internet nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng, đã góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng dễ dàng tiếp cận với khách hàng và ngược lại. Hầu hết các doanh nghiệp đều sở hữu cho mình một website riêng và họ hiểu được lợi ích mà website mang đến cho doanh nghiệp của mình. Khi có một website bán hàng, doanh nghiệp sẽ thu hút và tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể thúc đẩy hoạt động bán hàng và gia tăng doanh số. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng thu nhập khi xây dựng website bán hàng tối ưu và ấn tượng với khách hàng. Vậy một website bán hàng là gì? Chúng ta có thể hiểu nó như thế nào là đúng nhất?

Sơ lược về website

Địa chỉ website

Địa chỉ website

Website là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản, chữ số, âm thanh, hình ảnh, video, v.v... được lưu trữ trên máy chủ (web server) và có thể truy cập từ xa thông qua mạng Internet.

Một website gồm nhiều webpage (trang con thuộc website). Đó là các tập tin dạng html hoặc xhtml, được lưu trữ tại một máy tính có chức năng là máy chủ. Thông tin trên đó có nhiều dạng: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video...

Để website hoạt động được trên môi trường internet, cấu tạo của website gồm các thành phần chính:

Source Code (mã nguồn): phần mềm website do các lập trình viên thiết kế xây dựng.

Web hosting (Lưu trữ web): dùng để lưu trữ mã nguồn, các máy chủ chứa các tệp tin nguồn.

Tên miền (domain): là địa chỉ của website để các máy tính ở các nơi trỏ tới

khi muốn truy cập vào website, là tên riêng và duy nhất của website.

Và tất nhiên phải cần có đường truyền và kết nối mạng toàn cầu (internet) thì website mới có thể hoạt động trên môi trường trực tuyến (online).

Khi bạn muốn thiết kế website thì thường có mục đích cụ thể trong đầu, có thể là một hoặc một vài, nhưng sẽ có 1 mục đích chính. Và công ty thiết kế website cũng sẽ căn cứ vào đó để tư vấn và chọn loại giao diện cũng như tính năng phù hợp. Nhờ đó hiệu quả đầu tư làm web cũng cao hơn. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà website của doanh nghiệp sẽ được thiết kế phù hợp nhất. Thông thường mục đích chính khi tạo dựng một website là để khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu và chào hàng sản phẩm với khách hàng tiềm năng.

 

Website bán hàng là gì?

Đặc điểm đặc trưng của website bán hàng

Đặc điểm đặc trưng của website bán hàng

Website bán hàng - khi nghe đến cụm từ này chúng ta có thể hình dung được đây là một công cụ bán hàng trực tuyến. Nhưng nó không đơn giản như thế, nếu chúng ta hiểu hết chức năng, công cụ của một website bán hàng sẽ giúp khai thác triệt công dụng và mang đến hiệu quả cao trong kinh doanh.

Website bán hàng là công cụ trao đổi giữa người bán và người mua. Nơi mà người bán giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người mua có nhu cầu và thực hiện công cuộc trao đổi thành công mà không cần giao tiếp trực tiếp. Qúa trình này diễn biến thành 4 giai đoạn: Tìm kiếm thông tin – Trao đổi, tư vấn – Giao dịch, thanh toán – Lưu trữ giao dịch, bảo hành.
Trên website bán hàng cần được thể hiện đầy đủ những sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp, cùng với đó là thông tin liên lạc, công cụ hỗ trợ khác hàng, công cụ đặt hàng, thanh toán trực tuyến được thao tác nhanh chóng. Chỉ cần 1 cú click chuột là người dùng hoàn thiện tác vụ mua sản phẩm, dịch vụ mình cần.

Website bán hàng nơi nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ có thể tiếp cận với khách hàng để tư vấn, trao đổi, hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ khi khách hàng cần. Những phản hồi khách hàng, cung cấp phục vụ và sự nhanh nhạy trong phản hồi chính là tiêu chí đánh giá sự chuyên nghiệp doanh nghiệp.

Các tính năng của website bán hàng

Các tính năng cần có đối với website bán hàng

Các tính năng cần có đối với website bán hàng

Quản lý sản phẩm: Tính năng này bao gồm nhiều danh mục sản phẩm và nó có thể gom từng nhóm sản phẩm lại với nhau một cách dễ dàng. Trình bày các thông tin chi tiết của sản phẩm với từng thuộc tính giá cả, màu sắc, kích thước, cấu tạo, thành phần, nhãn hiệu…

Thanh toán online: Có rất nhiều cổng thanh toán được ngân hàng, công ty tài chính hỗ trợ giúp cho việc mua sắm online trở nên dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Một số cổng thanh toán hỗ trợ thanh toán trực tiếp như: onepay, paypal, bảo kim, ...

Quản lý đơn hàng: Là tính năng hỗ trợ quản lý chi tiết các đơn hàng ngay trên website và gửi xác nhận đơn hàng ngay khi khách hàng mua đơn hàng mới, hủy đơn hàng, thống kê số lượng đơn hàng theo hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng…

Quản lý giỏ hàng:  Tính năng giúp khách hàng bạn xem tổng quan chi tiết số tiền, sản phẩm chi tiết đang đặt mua,

Tính năng tìm kiếm: Giúp khách hàng có thể tìm nhanh một sản phẩm thông tin trên website tiết kiệm thời gian.

Thống kê truy cập:Giúp bạn nắm được tình hình website lưu lượng truy cập, khách hàng quan tâm gì trên website.

Tính năng SEO: Giúp bạn tối ưu sản phẩm chuẩn SEO với các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay.

Dễ nhận thấy nhất đó chính là lợi ích tiếp cận khách hàng chính mà một website bán hàng màng đến cho doanh nghiệp. Các cửa hàng thông thường chỉ tiếp cận được những đối tượng khách hàng theo khu vực địa lý. Nhưng nếu lập website bán hàng thì khách hàng không còn bị giới hạn bởi khoảng cách địa lí. Lúc này, khách hàng chỉ cần thông qua cách thao tác đơn giản và mọi yêu cầu sẽ được phục vụ bởi doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội để mở rộng thị trường, gia tăng khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết.

Với những nhà thiết kế web chuyên nghiệp sẽ mang đến cho người đọc hiểu tường tận công cụ này, thấy hết lợi ích và giá trị mà công cụ mang lại. Đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện nay thì website bán hàng càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong tiếp cận người dùng tiềm năng. Vậy nếu bạn có ý định xây dựng một website bán hàng chuyên nghiệp, giúp bạn quảng bá hình ảnh, thông tin sản phẩm, … Còn chần chừ gì hãy liên hệ với OMNIS – cơ hội khởi nghiệp chỉ với 500 nghìn đồng, sở hữu ngày một website bán hàng chuyên nghiệp.

HOTLINE:
Zalo