Tất Tần Tật Về Việc Đăng Ký Bộ Công Thương Cho Website Của Bạn

Theo thông tư 47/2014/TT-BCT, việc đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương là bắt buộc và sẽ không mất chi phí. Đối với cá nhân bạn cần có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, nếu là công ty bạn cần có giấy phép kinh doanh.

Theo thông tư 47/2014/TT-BCT, việc đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương là bắt buộc và sẽ không mất chi phí. Đối với cá nhân bạn cần có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, nếu là công ty bạn cần có giấy phép kinh doanh. Nếu website đang hoạt động thương mại điện tử mà không khai báo với Bộ Công Thương nếu bị phát hiện kể từ ngày 20/01/2015 sẽ chịu mức phạt từ 10 - 30 triệu đồng.

 

Vậy đăng ký Bộ Công Thương như thế nào và những website nào cần phải đăng ký Bộ Công Thương. Bài viết sau OMNIS sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về việc đăng ký Bộ Công Thương cho website của bạn.

 

Quy trình đăng ký website với Bộ Công Thương:

  1. Một số lưu ý trước khi đăng ký:

Đối với website thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp/công ty. Trước khi tiến hành bạn cần chuẩn bị:

  • Mã số thuế.

  • Bản scan hoặc chụp chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Việc đăng ký Bộ Công Thương hiện nay chưa mất phí.

 

  1. Đăng ký tài khoản:

Bước 1: Truy cập vào website: http://online.gov.vn/HomePage.aspx và Click vào nút “Đăng ký”.

 

Bước 2: Sau khi click vào nút “Đăng ký” sẽ có màn hình để điền thông tin đăng ký

 

Bước 3: Hướng dẫn điền mẫu thông tin

Thông tin cá nhân:

  • Chọn đối tượng đăng ký: Thương nhân.

  • Không chọn Tổ chức vì Tổ chức chỉ dành cho các đơn vị hành chính doanh nghiệp nhà nước không có mã số thuế)

  • Nhập các thông tin tên công ty, mã số thuế, lĩnh vực đăng ký kinh doanh, địa chỉ ….(các thông có dấu *).

Thông tin tài khoản:

  • Tài khoản: tự lấy mặc định theo mã số thuế.

  • Nhập mật khẩu và email.

  • Hãy chọn email mà bạn vào thường xuyên để có thể nhận được thông báo kịp thời từ Bộ Công Thương).

  • Chọn mật khẩu có độ bảo mật cao và lưu lại để tránh trường hợp sau này bạn quên nhưng có thể truy cập lại.

Thông tin người đại diện pháp luật:

  • Nhập đầy đủ thông tin người đại diện theo mẫu.

  • Click nút “Gửi đăng ký” để hoàn thành.

 

  1. Xác nhận tài khoản:
  1. Sau khi gửi thông tin tài khoản thành công bạn sẽ nhận được email từ Bộ Công Thương.

  2. Thông tin đăng ký của bạn sẽ được Bộ Công Thương tiến hành duyệt trong 3 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ) và gửi lại email phản hồi về việc bạn đã đăng ký thành công hay chưa.

  3. Nếu đã quá thời hạn trên mà bạn vẫn không nhận được mail từ Bộ Công Thương, hãy liên hệ số điện thoại: 04.22205512 đọc Mã số thuế để hỏi về việc đăng ký đã thành công hay chưa.

 

  1. Khai báo loại hình dịch vụ thương mại:

Trước khi khai báo hồ sơ với bộ công thương, trên website của bạn cần chuẩn bị các bài viết sau, thông thường nên gắn link dưới footer của trang.

  • Chính sách bảo mật: chính sách bảo mật thông tin cá nhân khách hàng của doanh nghiệp bạn.

  • Hình thức thanh toán: các hình thức thanh toán doanh nghiệp bạn hỗ trợ.

  • Chính sách vận chuyển (giao nhận): các hình thức vận chuyển, chi phí và lưu ý nếu có. Nếu là website cung cấp dịch vụ có thể không có mục này.

  • Chính sách bảo hành (đổi trả/hoàn tiền): thông tin về bảo hành, đổi trả nếu có. Quan trọng: bạn cần cập nhật thông tin về doanh nghiệp của mình ở trang chủ (thường là footer bao gồm): tên đầy đủ của doanh nghiệp (theo giấy phép đăng ký kinh doanh), địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép kinh doanh

 

Các bước khai báo:

  • Truy cập website: http://online.gov.vn/HomePage.aspx

  • Điền thông tin: Tên đăng nhập, mật khẩu.

  • Click: “Thông báo website” để tiến hành thông báo.

  • Nhập thông tin tên website.

  • Nhập tên miền website (Lưu ý: nhập tất cả tên miền trỏ về website nếu có).

  • Chọn loại hàng hóa và dịch vụ mà website bạn đang cung cấp: click nút “ Chọn” để chọn loại hàng hóa dịch vụ cung cấp.

  • Cung cấp tên đơn vị cung cấp dịch vụ hosting

  • Chọn “File đính kèm” để chuyển sang bước tiếp theo (Đối với chủ website là doanh nghiệp/công ty cần scan hoặc chụp hình giấy phép đăng ký kinh doanh để upload file).

  • Click vào nút “Chọn file” để upload giấy phép đăng ký kinh doanh lên hồ sơ, sau khi chọn file xong click “Upload file”

  • Upload file thành công, chọn “Gửi hồ sơ” để hoàn thành việc đăng ký thông báo website.

 

  1. Một số lưu ý sau khi đăng ký:
  1. Hồ sơ sau khi được gửi sẽ ở trạng thái “ Chờ Duyệt”. Sau 3 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ) Bộ Công Thương sẽ có thông báo đến email hoặc đăng nhập vào tài khoản để kiểm tra hồ sơ của mình đã được duyệt hay chưa.

  2. Trường hợp hồ sơ chưa được duyệt bạn cần chỉnh sửa hoặc cung cấp thêm các thông tin cần thiết theo yêu cầu để hoàn tất hồ sơ.

  3. Sau khi đăng ký xong bạn có thể gắn logo đã xác thực của bộ công thương lên website kèm theo đường dẫn đến trang thông tin xác thực trên online.gov.vn. Sử dụng logo màu xanh dương đối với website bán hàng, logo màu đỏ với sàn giao dịch.

  4. Một công ty có thể đăng ký nhiều website, bạn chỉ cần đảm bảo có đầy đủ các thông tin trên theo yêu cầu.

 

Lợi ích của việc đăng ký website với Bộ Công Thương:

  • Đầu tiên, việc đăng ký Bộ Công Thương được đánh giá cao bởi nó cho thấy bạn đang kinh doanh hợp pháp và tuân thủ pháp luật.

  • Khách hàng không sợ gặp phải các công ty lừa đảo, công ty ma địa chỉ không đúng, vì khi đăng ký với Bộ Công Thương phải nộp giấy phép kinh doanh (đối với công ty), CMND (đối với cá nhân). Việc này giúp bạn tạo được sự tin tưởng đối với những khách hàng tiềm năng truy cập vào website của bạn, bởi các thông tin của công ty bạn đã được xác thực.

  • Ngoài ra, để đăng ký thành công yêu cầu các thông tin bạn cung cấp trên website là chính xác, không vi phạm sở hữu trí tuệ, hay các mặt hàng bị cấm kinh doanh.

 

Website không đăng ký Bộ Công Thương sẽ bị phạt như thế nào:

  • Ngày nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các website lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, các cơ quan chức năng đã và đang tìm nhiều cách để siết chặt lại việc quản lý.

  • Do đó việc chậm trễ, chần chừ đăng ký website với Bộ Công Thương, có thể khiến doanh nghiệp của bạn bị phạt một cách đáng tiếc.

  • Các mức phạt cụ thể gồm:

    • Website không đăng ký, thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

    • Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà chưa được xác nhận đăng ký theo quy định bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

    • Việc triển khai xử phạt đã được áp dụng kể từ năm 2014.

 

Làm sao để biết một website đã đăng ký Bộ Công Thương hay chưa:

  • Trên trang web của Bộ Công Thương có công bố danh sách những website chưa đăng ký, những website lừa đảo bạn có thể theo dõi.

  • Có những trường hợp giả mạo logo “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” đặt trên website, dù chưa đăng ký.

  • Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá. Bởi vì ngoài logo này, sau khi đăng ký người chủ website sẽ được cung cấp một đường dẫn đến website của Bộ Công Thương chứa thông tin chi tiết về doanh nghiệp, cá nhân đã đăng ký.Những website giả mạo chỉ đặt được logo, nhưng hoàn toàn không có đường dẫn này.

 

Những hình thức kinh doanh nào mà website cần đăng ký Bộ Công Thương:

  • Nhiều doanh nghiệp vẫn thường nghĩ chỉ những website có giao dịch trực tuyến mới cần đăng ký Bộ Công Thương. Nghĩa là những website có giỏ hàng, khách hàng cần đặt hàng mới phải đăng ký Bộ Công Thương.

  • Tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Cụ thể theo quy định của Bộ Công Thương, các website thương mại điện tử là những trang được thiết lập từ trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

  • Như vậy, những website có giới thiệu dịch vụ, sản phẩm cũng được xem là website thương mại điện tử. Và nhiệm vụ của nó là trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

  • Ngoài ra, các hình thức website sau cũng phải đăng ký Bộ Công Thương:

    • Website sản giao dịch thương mại điện tử (sendo, lazada, vatgia...): Là những website cho phép các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức không phải chủ website có thể tiến hành 1 phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán sản phẩm, dịch vụ trên đó (không bao gồm sàn giao dịch chứng khoán).

    • Website khuyến mãi (hotdeal): Là những website được thiết lập để thực hiện khuyến mại dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

    • Website đấu giá trực tuyến: Là những website cung cấp giải pháp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không phải chủ website có thể tổ chức đấu giá cho sản phẩm của mình.

    • Website cung cấp dịch vụ (OMNIS.vn): Là những website không kinh doanh sản phẩm nhưng được thiết lập để cung cấp 1 dịch vụ nào đó cho khách hàng. Ví dụ: dịch vụ thiết kế website, thiết kế nội thất, quảng cáo,...

 

Nói tóm lại, bất kỳ website nào mở ra với mục đích kinh doanh đều phải nên đăng ký với Bộ Công Thương. Đăng ký website với Bộ Công Thương tương tự như việc bạn muốn mở một công ty phải có mã số thuế và giấy phép kinh doanh. Cho đến thời điểm hiện tại việc đăng ký Bộ Công Thương cho website vẫn không tốn bất kỳ một chi phí nào, do đó các doanh nghiệp chớ nên chần chừ mà hãy đăng ký ngay để tránh dẫn đến việc bị phạt tiền một cách đáng tiếc.

 

Nếu có bất cứ khó khăn gì từ việc đăng ký này, bạn có thể liên hệ số điện thoại hotline hoặc cung cấp thông tin gọi lại để được OMNIS tư vấn miễn phí. Ngoài ra, nếu bạn bận rộn cho công việc không có thời gian, OMNIS có dịch vụ hỗ trợ đăng ký Bộ Công Thương giúp doanh nghiệp của bạn với chi phí hợp lý. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline: 0901 800 100.

HOTLINE:
Zalo